Doanh nghiệp vận tải “cầu cứu” Thủ tướng tháo gỡ khó khăn
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xem xét tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải ô tô về: Giá phí đường bộ, cự ly các trạm thu phí, quản lý giá cước vận tải, xóa nạn “đầu gấu” trong kinh doanh vận tải, “xe dù”, “bến cóc”…
Cụ thể, về phí đường bộ trên các tuyến đường BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Nhà nước nên xem xét lại giá phí đường BOT, cự ly các trạm BOT để phù hợp với sức chịu đựng của người dân và đúng với quy định hiện hành. Đồng thời, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thu phí để giảm thời gian chờ đợi, tăng tốc độ lưu thông, giảm chi phí vận tải khi phải dừng lại nhiều trạm BOT.
Về quản lý giá cước vận tải, ông Thanh cho rằng, giá cước vận tải ô tô không do Nhà nước quy định, phải để cho thị trường tự điều chỉnh. Các đơn vị vận tải chỉ thực hiện kê khai giá cước với Sở Tài chính địa phương và thông báo công khai với khách hàng.
“Nhà nước không can thiệp quá sâu, không gây phiền hà cho doanh nghiệp khi thực hiện kê khai giá, không áp đặt và duyệt giá cước vận tải. Nhà nước không gắn việc kê khai giá để cản trở sự kinh doanh bình thường của đơn vị vận tảỉ như không cấp phép (phù hiệu) khi không kê khai lại giá”, ông Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh.
Hiệp hội Vận tải ô tô cũng đề xuất Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều sàn vận tải, muốn làm được phải có cơ chế chính sách tạo vốn cho sàn vận tải trong đó bắt buộc các chủ hàng có khối lượng hàng hóa, có cự ly vận chuyển xa trên 500 km, sử dụng nguồn vốn ngân sách thuê vận tải phải qua các sàn vận tải để đấu thầu, đấu giá. Việc này theo ông Thanh nhằm mục đích giảm xe chạy rỗng, nâng cao hiệu quả vận tải, logictics, tạo sự minh bạch về giá cước.
Về việc sửa đổi bổ sung Nghị định 86/2014 ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, Hiệp hội Vận tải đề nghị Chính phủ xóa bỏ cơ chế “xin cho” trong việc chấp thuận doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thủ tục phiền hà cho xe vào hoạt động theo tuyến cố định; xóa bỏ nạn “đầu gấu”; tạo thuận lợi cho người dân nhanh chóng có cự ly gần nhất để tới bến xe.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Thanh cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc duy trì và phát triển thêm các bến xe tại các trung tâm khu dân cư (theo quy hoạch) không quy hoạch vị trí bến xe ra ngoại ô thành phố xa khu dân cư; nâng cao điều kiện kinh doanh của loại hình vận tải theo hợp đồng, vận tải du lịch để ngăn chặn tiến tới xóa bỏ nạn “bến cóc”, “xe dù”; quản lý chặt chẽ và đưa ra điều kiện kinh doanh của loại hình Taxi Uber, Grab để tạo kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình vận tải taxi; tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp mạnh đủ sức hội nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và Kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).
Ngày hôm nay (29/4), tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước” với mong muốn lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
Cụ thể, về phí đường bộ trên các tuyến đường BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Nhà nước nên xem xét lại giá phí đường BOT, cự ly các trạm BOT để phù hợp với sức chịu đựng của người dân và đúng với quy định hiện hành. Đồng thời, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thu phí để giảm thời gian chờ đợi, tăng tốc độ lưu thông, giảm chi phí vận tải khi phải dừng lại nhiều trạm BOT.
“Nhà nước không can thiệp quá sâu, không gây phiền hà cho doanh nghiệp khi thực hiện kê khai giá, không áp đặt và duyệt giá cước vận tải. Nhà nước không gắn việc kê khai giá để cản trở sự kinh doanh bình thường của đơn vị vận tảỉ như không cấp phép (phù hiệu) khi không kê khai lại giá”, ông Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh.
Hiệp hội Vận tải ô tô cũng đề xuất Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều sàn vận tải, muốn làm được phải có cơ chế chính sách tạo vốn cho sàn vận tải trong đó bắt buộc các chủ hàng có khối lượng hàng hóa, có cự ly vận chuyển xa trên 500 km, sử dụng nguồn vốn ngân sách thuê vận tải phải qua các sàn vận tải để đấu thầu, đấu giá. Việc này theo ông Thanh nhằm mục đích giảm xe chạy rỗng, nâng cao hiệu quả vận tải, logictics, tạo sự minh bạch về giá cước.
Về việc sửa đổi bổ sung Nghị định 86/2014 ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, Hiệp hội Vận tải đề nghị Chính phủ xóa bỏ cơ chế “xin cho” trong việc chấp thuận doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thủ tục phiền hà cho xe vào hoạt động theo tuyến cố định; xóa bỏ nạn “đầu gấu”; tạo thuận lợi cho người dân nhanh chóng có cự ly gần nhất để tới bến xe.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Thanh cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc duy trì và phát triển thêm các bến xe tại các trung tâm khu dân cư (theo quy hoạch) không quy hoạch vị trí bến xe ra ngoại ô thành phố xa khu dân cư; nâng cao điều kiện kinh doanh của loại hình vận tải theo hợp đồng, vận tải du lịch để ngăn chặn tiến tới xóa bỏ nạn “bến cóc”, “xe dù”; quản lý chặt chẽ và đưa ra điều kiện kinh doanh của loại hình Taxi Uber, Grab để tạo kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình vận tải taxi; tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp mạnh đủ sức hội nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và Kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).
Ngày hôm nay (29/4), tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước” với mong muốn lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
Phan Trang/ Baochinhphu.vn